cách xử lý trẻ ăn vạ tốt nhất

Mách mẹ cách xử lý trẻ ăn vạ hiệu quả

Chắc hẳn không ít quý phụ huynh gặp các trường hợp trẻ ăn vạ đòi mua đồ hay ăn vạ để làm những thứ trẻ thích … Vậy phải làm gì để xử lý trẻ ăn vạ cho hợp lý nhất. Nếu bố mẹ không có cách xử lý khéo léo thì sẽ khiến những cơn ăn vạ này của trẻ đi sâu hơn, và cũng khiến cho bố mẹ cảm thấy căng thẳng rất dễ gây là bạo lực với trẻ.

Dưới đây là chia sẻ của riêng cá nhân mẹ Chun về cách xử lý trẻ ăn vạ, đây cũng là cách mình quan sát và áp dụng cho riêng bé nhà mình. Bố mẹ có thể tham khảo và đưa thêm những kinh nghiệm khác nếu các mẹ thấy hiệu quả.

Trẻ từ 1-4 tuổi thường sẽ là độ tuổi mà trẻ bắt đầu có những biểu hiện về việc ăn vạ. Điều đó là bình thường trong quá trình phát triển sự trưởng thành của bé.

Các tình huống ăn vạ thường xảy ra khi trẻ muốn làm gì đó, đòi làm gì đó theo ý muốn của trẻ mà không được sự đồng ý của bố mẹ, trẻ bắt đầu phản kháng bằng cách ăn vạ khóc lóc, tức giận, dỗi hờn thậm trí là đập phá.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp ăn vạ của bé là do tính các của trẻ, trẻ có tính các nồng nàn hay giận dỗi cũng hay ăn vạ hơn các bé khác. Trường hợp này bố mẹ thường thấy được ngay vì những bé này tần suất ăn vạ dày hơn nhiều các bé khác. Những cũng vẫn có thể xử lý và thay đổi được bé nếu bố mẹ biết cách xử lý khéo léo.

xu ly tre an va
xử lý trẻ ăn vạ

Nhiều khi bố mẹ sẽ thấy căng thẳng, phiền toái rất nhiều mỗi lần trẻ ăn vạ vậy chiều theo ý muốn của trẻ hay cáu gắt quát mắng trẻ đâu là phương an tốt nhất trong lúc này?

Tình huống trẻ xem youtube chắc không phải là xa lạ phải không ạ? Mẹ Chun cũng đã gặp tình huống như trên. Đó là khi bé 3 tuổi nhà mình nhất quyết đòi xem tivi các chương trình trên youtube, và lúc đó mẹ không đồng ý cho xem bởi bé đã xem vượt quá thời gian cho phép, cũng như đã được mẹ thông báo trước rồi nhưng tới giờ khi mẹ tắt tivi đi thì bắt đầu ăn vạ khóc lóc gào lên đòi xem tiếp. ” Vậy cách xử lý trẻ ăn vạ như thế này phải làm sao?

Bình thường lúc này bạn thường xử lý trẻ ăn vạ bằng 2 cách là đồng ý và không đồng ý.

1- Đồng ý là bỏ qua đồng ý cho con tiếp tục xem để con sẽ không khóc tuy nhiên thì chắc chắn rằng quy định về thời gian được phép xem của con sẽ không con hiệu lực. Vậy việc xử lý trẻ ăn vạ thất bại 🙁

2- Không đồng ý là quát mắng con cho con sợ hãi và yêu cầu con làm theo ý mình trường hợp này sẽ làm cho con không vừa ý khó chịu và khóc lóc nhiều hơn, mẹ thì căng thẳng hơn có thể dẫn tới việc sử dụng bạo lực với con. Đây cũng là cách xử lý trẻ ăn vạ bị thất bại 🙁

Đương nhiên thì dù có chọn phương án nào trong 2 trường hợp xử lý trẻ ăn vạ trên thì tất cả mình đều thất bại, bố mẹ sẽ chịu thua nó, Vậy cách nào để có thể xử lý trẻ ăn vạ tốt nhất ở đây?

Dưới đây cách xử lý trẻ ăn vạ như sau:

Khi thấy con ăn vạ bố mẹ phải thật bình tĩnh, lấy tinh thân ổn nhất trước khi phản ứng lại với tình huống ăn vạ này. Tránh trường hợp nóng giận và dùng bạo lực với con, không tốt. Bố mẹ cũng có thể lựa chọn cách đi ra ngoài vài phút để lấy lại bình tĩnh nhé.

Sau khi cảm thấy bản thân đã đủ bình tĩnh để đối mặt với con rồi thì bố mẹ hãy lại gần con, cho con 1 cái ôm và hỏi con xem “Làm sao con khóc? có cần mẹ giúp điều gì hay không?” ” hãy nói cho mẹ nghe con muốn gì nào?”

Lúc này, trẻ sẽ cảm thấy mình khóc là chưa đúng, và trẻ sẽ thủ thỉ nói với mình rằng “Con vẫn muốn xem tivi tiếp cơ”

OK ! bạn đã tìm được nguyên nhân mong muốn của trẻ ăn vạ chỉ để đòi được xem tivi tiếp mà thôi.

Mẹ : Con đã xem tivi quá thời gian cho phép rồi mà, con phải tắt đi là bởi thời gian cho phép là thời gian mà các bác sĩ khuyến cáo để cho mắt của con không bị ảnh hưởng. Mẹ muốn tốt cho con chứ không phải mẹ không muốn cho con nhưng thứ con thích đâu. con có muốn bạn mắt của mình bị đau hay không?

Đó là việc bạn phải giải thích vấn đề cho con hiểu, bởi lẽ nếu bạn chỉ mắng mà không nói cho con biết tại sao bạn lại làm như vậy với con, trẻ sẽ không biết lý do đó là gì? trong đầu trẻ chỉ biết răng mẹ đang ngăn cấm mính không thỏa mãn cho mình, là mẹ không yêu mình … tác hại rất nguy hiểm.

Sau khi đã thấy con nguôi nguôi với lời giải thích của mình thì bố mẹ nên đưa ra phương án cho con tự lựa chọn. Lúc này trẻ sẽ được tự do lựa chọn điều con mong muốn.

Mẹ : Mẹ biết rằng con rất muốn xem nữa nhưng điều đó không tốt cho mắt vậy giờ mình nên làm gì nhi? Tắt tivi đi và mình cùng ra ngoài chơi hay là con muốn mình chơi trò chơi nhé^^

Chun: Lắc đầu nhè nhẹ và chọn phương án ra ngoài chơi với mẹ

Hãy lập ra những quy tắc rõ ràng và áp dụng cho tất cả mọi người trong gia đình để có được sự công bằng cho trẻ.

Đối với trẻ là thời gian ăn uống, ngủ nghỉ, giới hạn giờ xem, giờ chơi … Thi bố mẹ cũng có những quy tắt như giờ ăn uống ngủ nghỉ, giới hạn giờ xem, giờ làm ….

cach xu ly tre an va
xử lý trẻ ăn vạ bằng cách khuyến khích trẻ đưa ra mong muốn

Hãy luôn tạo ra cho trẻ những thói quen nói ra mong muốn của mình cần gì? muốn giúp đỡ gì? và khi cần thì con nên nói như thế nào? để tránh phát sinh trường hợp trẻ ăn vạ đòi hỏi.

Hãy cho con có quyền được lựa chọn những điều trong giới hạn cho phép, để con cảm thấy được mình đã lớn đang độc lập không phụ thuộc vào người khác.

Ví dụ: Thay bằng việc áp đặt cho con hôm nay ăn gì? mặc gì? thì bố mẹ hay hỏi con “Hôm nay có cơm, cháo và mì con muốn ăn gì nào? – Hôm nay con mặc áo hay váy nhi? con có thể tự chọn đồ cho mình không?

Trên đây là chia sẻ về kinh nghiệm xử lý trẻ ăn vạ dựa trên trải nghiệm của cá nhân mẹ Chun, Tuy nhiên thì trên đây chỉ là cá nhân chắc hẳn sẽ còn rất nhiều cách để có thể xử lý những chiêu trò ăn vạ này của con, nếu có các mẹ hay để lại phía dưới comment chia sẻ cho các mẹ khác nhé.

Ngoài ra bố mẹ có thể tìm hiểu các khóa học dậy con để có được kinh nghiệm xử lý các vấn đề tốt nhất.

Mong rằng bài viết ít nhiều hữu ích cho bạn! Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết của babauviet.com.

Đánh giá

Leave a Reply