Những bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý đúng cách!

5 bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử lý

Trẻ sơ sinh sức để kháng còn non nớt với những biến đổi thời tiết và môi trường làm cho bé có thể mặc một số các bệnh. Dưới đây là tổng hợp một số loại bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân, và cách xử lý đúng cách để các mẹ có thể giúp trẻ vượt qua nhanh chóng.

Đây chắc chắn là bệnh hay gặp nhất ở đa số các bé, bệnh hăm này thường xuất hiện ở các vị trí như cổ, vùng đùi, mông của bé, do có nhưng nếp gấp tạo mồ hôi không thoát kèm theo tích tụ bụi bẩn làm môi trường thuận lợi cho Hăm ghé thăm.

Bệnh hăm thường gặp ở trẻ sơ sinh
Bệnh hăm thường gặp ở trẻ sơ sinh

Biểu hiện:

  • Khi mẹ thấy trên các vùng da trên xuất hiện mẩm đỏ ở dạng phẳng không xù xì, ở một số bé xuất hiện các mụn nước li ti.
  • Bé luôn quấy khóc đặc biệt khi lau chạm tợi vùng bị hăm, hoặc khi bạn thay tã.
  • Các vết mẩn đỏ bị loét ra, xuất hiện mủ khi đó “hăm” đã quá nặng rồi.

Nguyên nhân:

  • Ở các vùng da bị hăm thường xuyên bị ẩm ướt, tích tụ không khô thoáng.
  • Bé mặc bị tã quá lâu, trong thời tiết nắng nóng, hoặc bé đi tiêu mà không được vệ sinh ngay.

Cách xử lý:

  • Tốt nhất mẹ nên chú ý để cho các vùng da có nguy cơ bị hăm luôn thoáng và được làm sạch thường xuyên bằng nước ấm.
  • Không dùng phấn rôm để trị hăm mà hãy chọn cho con một loại kem trị hăm.
  • Lựa chọn và mặc cho con loại bỉm chất lượng là size to hơn.

Khi thấy hiện tượng lưỡi của bé có xuất hiện các mảng trắng, kèm theo các vết loét nhỏ bám trên bề mặt lưỡi của bé. Hiện tượng này sẽ có nguy cơ lây lan dần sang các vùng lợi, niêm mạc của bé làm bé gặp khó khăn trong quá trình bú.

Bệnh tưa lưỡi thường gặp ở các trẻ mới sinh
Bệnh tưa lưỡi thường gặp ở các trẻ mới sinh

Nguyên nhân:

Tưa lưỡi gặp nhiều ở những trẻ được mẹ nuôi bằng sữa ngoài. Và ngoài ra còn có nguyên nhân do bé bị nhiễm nấm candida hoặc mẹ cho bé tí mà không vệ sinh sạch sẽ núm vú dẫn tới nhiêm khuẩn.

Cách xử lý:

  • Hàng ngày mẹ chuẩn bị gạc và nước muôi sinh lý để vệ sinh cho bé ngày 2 lần.
  • Thao tác tưa dùng gạc mềm lau nhẹ nhàng không nên chà mạnh hay cạo các đốm trắng sẽ làm tổn thương lưỡi bé gây chẩy máu.
  • Nếu bé có hiện tượng không đỡ thì mẹ nên đưa bé tới bác sĩ để thăm khám và hỏi ý kiến thêm.

Lúc này cấu tạo của thực quản và dạ dày của trẻ sơ sinh giống như một đường thẳng nó chưa có cấu tạo thành các góc cong giống người trương thành. Nên khi bé ăn quá no sẽ dễ bị chớ. Nhưng ngoài vấn đề ăn no thì mẹ cũng cần chú ý nêu bé nôn chớ kém theo ho, sốt, tiêu chảy … thì đó lại là vấn đề khác. Lúc này mẹ nên nhanh chóng đưa bé tới thăm khám bác sĩ sớm nhất để có lời khuyên.

Biện pháp xử lý nôn chớ thông thường :

Đối với trường hợp bé chỉ nôn chớ thông thường thì mẹ hãy áp dụng các biện pháp xử lý sau cho bé.

  • Bế hoặc đặt bé nằm nghiêng, đầu hơi cúi xuống,
  • Vỗ nhẹ vào lưng bé.
  • Sau khi bé nôn chớ xong mẹ hãy thực hiện vệ sinh sạch sẽ mũi, miệng cho bé.

Những ngày sau sinh hiện tượng hồng cầu của trẻ sơ sinh bị vỡ, giải phóng ra các sắc tô gây lên hiện tượng vàng da sinh lý. Mẹ không nên lo ngại quá .

Bệnh vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh và cách điều trị
Bệnh vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh và cách điều trị

Cách xử lý:

Vàng da sinh lý việc bú của trẻ mẹ lên tăng cường thêm và nên cho con bú hoàn toàn sữa mẹ để có thể tăng cường đê kháng, ngoài ra mẹ nên cho con tắm năng vào buổi sáng mỗi sáng khoảng 15~30p thời gian từ khoảng 7h tới 8h sáng.

Khi bé bị kê mẹ thường thấy xuất hiện các hạt nhỏ màu trắng đục nhô lên trên mặt da, nguyên nhân là do sự ứ đọng của các chất bã, hiện tượng này hay thấy xuất hiện ở trán, mũi gò má và một số bé có thể thấy cả ở phần tay.

Hiện tượng bệnh kê ở trẻ sơ sinh
Hiện tượng bệnh kê ở trẻ sơ sinh

Xử lý

Các “hạt kê” này mẹ không phải lo lắng nhiều lắm vì nó sẽ mất sau vài tuần lễ. chú ý khi tắm cho bé mẹ không nên chà cọ mạnh làm trầy da ảnh hưởng tới bé.

5/5 - (1 vote)

Leave a Reply