Sự phát triển của thai nhi 1 tuần tuổi như thế nào?
Nghe có vẻ rất “ngược đời” nhưng sự thật là bạn đã mang thai trước cả khi trứng được thụ tinh. Quá trình thụ thai được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối. Vì chúng ta không thể xác định chính xác khi nào trứng được thụ tinh, nên bác sĩ sẽ tính ngày sinh nở là 40 tuần kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng do việc rụng trứng và thụ tinh xảy ra khoảng 2 tuần sau ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối.
Thai nhi 1 tuần tuổi chưa có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự rõ ràng về hình dáng, kích cỡ. Thai 1 tuần tuổi, chưa có nhiều điều để nói về bé cưng. Chỉ biết rằng lúc này cơ thể mẹ đang hình thành một mầm sống và không ngừng phát triển qua từng ngày.
Sự thay đổi của mẹ khi mang thai 1 tuần
Trong thời kỳ trước mang thai, cơ thể Mẹ đã chuẩn bị cho sự hình thành của bé. Cơ thể mẹ ở tuần 1 sẽ có những thay đổi mà bà mẹ nào nhạy cảm sẽ sớm nhận ra những dấu hiệu của mang thai sớm.
- Chất nhầy ở cổ tử cung có biểu hiện khác thường cả về mùi lẫn màu
- Trễ kinh (đối với phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn)Tăng nhiệt độ cơ thể
- Thai 1 tuần thì bầu vú sẽ cương, sưng, nhũ hoa có màu sậm
- Mang thai tuần đầu thường cảm thấy khó chịu với nhiều mùi
- Tính khí thất thường do rối loạn thần kinh
- Tiểu nhiều hơn trong ngày
Không hẳn các mẹ đều thấy những hiện tượng trên xuất hiện cùng một thời điểm, nhưng chỉ cần 1-2 dấu hiệu cũng có thể cho thấy rằng bạn đã và đang mang trong mình 1 thiên thần rồi nhé^^.
Mẹ cần lưu ý gì trong tuần thai đầu tiên của bé?
Trong thời gian đầu thai kỳ các mẹ nên chú ý chắc chắn nói “không” với tất cả các loại chất kích thích, đồ uống có cồn, đồ ăn sống và các loại thuốc không có chỉ định từ bác sĩ và đồng thời tránh xa môi trường có khói thuốc, chất hóa học độc hại để đảm bảo cho thai thời kỳ đầu khỏe mạnh.
Một số lưu ý khác khi mang thai 1 tuần như:
- Nếu bạn có đi khám răng, hãy cho bác sỹ biết rằng bạn đang mang thai vì tia X có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong thời gian này.
- Ngoài các đồ ăn, nước uống kích thích, hãy tránh xa các mối nguy hiểm khác như thuốc trừ sâu, chất hóa học.
- Tránh các loại cá chứa nhiều thủy ngân như cá ngừ xanh, cá kiếm, cá thu, lươn vàng, trứng cá tầm muối… để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Không ăn phô mai mềm như Bergader, Bleu d’Auvergne, Wensleydale… vì chúng có thể chứa vi khuẩn Listeria monocytogenes gây bệnh cho mẹ và làm sảy thai.
- Cẩn thận khi sử dụng thuốc: hãy hỏi bác sỹ trước khi sử dụng
Dinh dưỡng cho phụ nữ khi mang thai 1 tuần
Bổ sung khẩu phần ăn cân bằng dinh dưỡng của mẹ bầu bằng việc bổ sung axit folic cùng các vitamin và chất khoáng khác cần cho thời kỳ mang thai. Axit folic thiên nhiên thường có trong các loại đậu lăng, hạt khô, đậu Hà Lan, bánh mì nâu (whole-grain) cho thấy có tác dụng ngăn ngừa các khiếm khuyết sinh nở từ sơ kỳ mang thai.
Ngoài ra, bạn cũng tuyệt đối tránh các loại cá chứa nhiều thủy ngân như cá ngừ xanh, cá kiếm, cá orange roughy (trông gần giống cá hồng biển), cá thu, lươn vàng, trứng cá tầm muối… để tránh ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.
Không ăn phô mai mềm như Bergader, Bleu d’Auvergne, Wensleydale… vì chúng có thể chứa vi khuẩn Listeria monocytogenes gây bệnh cho mẹ và làm sảy thai.
Tránh sử dụng rượu và thuốc lá, và hạn chế cà phê ở mức một ly một ngày.
Thai nhi 1 tuần tuổi, mẹ bầu nên vận động như thế nào?
Từ bây giờ, mẹ cần bắt đầu hình thành thói quen tốt trong dinh dưỡng và tập luyện; đồng thời giải quyết chu đáo các vấn đề về sức khỏe. Nếu cần phải uống thuốc, Mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Mẹ hãy nhớ rằng tập luyện sớm ngay bây giờ sẽ được kết quả tốt về sau mẹ nhé! Việc mang thai sẽ đặt thêm những yêu cầu về thể lực đối với cơ thể của Mẹ. Vì vậy, có được một sức khỏe tốt sẽ là khởi điểm tốt cho sau này.
Khi Mẹ mang thai được một tuần, một chương trình tập luyện cân bằng cũng quan trọng như bữa ăn hợp lý. Mẹ hãy cố gắng đảm bảo các bài tập sau trong chương trình luyện tập:
- Bài tập aerobic và luyện tập tim mạch
- Bài tập tăng sức chịu đựng cơ bắp
- Bài tập cho sự dẻo dai, sức bền của thể lực
Thai nhi 1 tuần tuổi rồi có được quan hệ vợ chồng hay không?
Có nhiều tin đồn rằng quan hệ khi mang thai sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi, tuy nhiên thực tế lại ngược lại, khi cơ thể mẹ đạt được thăng hoa trong quan hệ tình dục sẽ khiến cho thai nhi cảm thấy thoải mái, thư giãn (như đang được ru ngủ). Ngoài ra túi ối và các cơ của tử cung cũng có vai trò rất mạnh mẽ để bảo vệ em bé.
Hơn nữa, hầu hết các cặp vợ chồng đều không biết mình đã mang thai trong 1 tuần đầu tiên, vì ở tuần thai thứ nhất thường chỉ nghĩ rằng mình bị chậm kinh chút thôi. Vì thế nên “chuyện ấy” vẫn diễn ra ở hầu hết các cặp vợ chồng.
Đọc ngay: Sự phát triển của thai nhi 2 tuần tuổi
Xin chào tất cả các bạn và đặc biệt thân chào hội các chị em làm mẹ. Mình là Nguyen Luong, hiện tại Mình cũng làm mẹ của 1 cô công chúa bé bỏng. Blog Babauviet.com của mình là blog được tạo lập lên để chia sẻ kinh nghiệm làm mẹ, kinh nghiệm nuôi con cũng như nhưng chia sẻ về cách lựa chọn sản phẩm tốt cho mẹ cũng như con yêu của mình. Rất vui được chia sẻ cùng mọi người!