cach cho tre an dam dung cach babauviet

Lần đầu tiên cho trẻ ăn dặm như thế nào, cho trẻ ăn gì?

Bé yêu của bạn đã 6 tháng tuổi theo các chuyên gia đây là độ tuổi bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Vậy mẹ cần chuẩn bị gì trước khi cùng bé bước vào giai đoạn ăn dặm. Đối với những ai làm mẹ lần đầu chắc chắn không khỏi bỡ ngỡ và thắc mắc ăn dặm là gì? Bữa đầu tiên ăn dặm nên cho con ăn những gì? Ăn dặm như thế nào là đúng cách? Vậy hãy cùng nhau bỏ túi những bí kịp sau để ăn dặm không phải là cuộc chiến mẹ nhé.

Đọc ngay: Review top bánh ăn dặm cho bé tốt, ngon nhất

Xem thêm: Dụng cụ cho bé ăn dặm tốt nhất

Tìm hiểu: Dụng cụ cần mua cho bé ăn dặm là gì?

Theo như khuyến cáo thì khi bé bước sang tháng thứ 6 thì sẽ tiến hành cho bé ăn dặm thế nhưng không phải cứ đến tháng thứ 6 mới cho trẻ bắt đầu ăn dặm, thực tế thì rất nhiều mẹ đã cho con ăn sớm hơn cũng có mẹ cho con ăn muộn hơn sau 6 tháng bởi vì khi mẹ thấy con có các dấu hiệu muôn ăn dặm sau đây thì thì mẹ có thể cho bé bắt đầu ăn dặm.

Những biểu hiện khi trẻ muốn ăn dặm
Những biểu hiện khi trẻ muốn ăn dặm
  • Nhìn người khác ăn miệng bé tập nhai tóp tép theo và bé đòi được ăn.
  • Bé có thể ngồi vững , cổ đã cứng, có biểu hiện há miêng khi mẹ muốn đưa thức ăn vào miệng bé.
  • Sau khi bú mẹ hoặc ăn sữa công thức nhưng vẫn quấy khóc đòi bú tiếp.
  • Khi thấy thức ăn tay chân luôn khua khoắng tìm kiếm đòi cầm nắm.
  • Nếu như bé nhà bạn đã có các biểu hiện như trên thì mẹ hãy chuẩn bị kiến thức để cùng bé khởi động đồng hồ ăn dặm được rồi nhé.

Để lần đầu tiên ăn dặm của bé được thành công thì trước khi bước vào quá trình ăn dặm mẹ nên chuẩn bị một số dụng cụ phục vụ cho việc ăn dặm ngoài ra điều quan trong nữa mẹ cần chuẩn bị là kiến thức ăn dặm kèm theo tâm lý sẵn sàng.

Dụng cụ chuẩn bị ăn dặm:

  • Nồi nấu riêng cho bé, thìa, bát nhiều ngăn, cốc và kèm theo các dụng cụ chia thức ăn
  • Một chiếc ghê ăn dặm nên sắm để bé tập ngồi ăn đúng cách
  • Các dụng cụ làm nhỏ thức ăn như một chiếc máy xay, rây thức ăn
  • Ngoài ra các dụng cụ như yếm, khăn xô hoặc khăn ướt để hỗ trợ bé ăn khi ăn và sau khi ăn xong.

Ngoài việc chuẩn bị các dụng cụ cần thiết trên thì điều quan trọng nữa mẹ phải chuẩn bị đó là kiến thức của việc ăn dặm. Mẹ nên chuẩn bị cho mình về các kiến thức ăn dặm như thực phẩm nên và không nên theo từng tháng ăn dặm, lượng thưc ăn cho mỗi bữa… tốt nhất mẹ nên đọc và tham khảo các sách ăn dặm của bé như ăn dặm không nước mắt, ăn dặm không phải là cuộc chiến hay ăn dặm kiểu nhật để có các nhìn tổng quan về ăn dặm.

Trong quá trình ăn dặm mẹ sẽ gặp phải các vấn đề như bé không hợp tác, vừa ăn vừa phun đó là việc hết sức bình thường khi bé mới bắt đầu ăn dặm vì thế mẹ cần chuẩn bị tình thần để kiên trì cùng bé tập cho bé quen dần với việc này.

Tuy nhiên cũng có thể vì một vấn đề nào đó về mùi vị thức ăn bé chưa thích nên bé không chịu ăn, lúc này mẹ đừng lo lắng và cũng đừng ép bé phải ăn, mẹ hãy bình tĩnh thay đổi khẩu vị khác cho bé vào bữa sau. Chắc chắn dần dần bé sẽ quen với việc ăn dặm và các loại thức ăn đó. Vì vậy mẹ đừng nản trí bỏ lỡ bất kì một loại thực phẩm dinh dưỡng nào dù mới đầu bé không hợp tác thì sự kiên trì sẽ giúp mẹ thành công nhé.

Nguyên tắc về dinh dưỡng: Ăn dặm bữa đầu tiền chỉ là bữa phụ cho bé, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé tới 12 tháng tuổi.

Nguyên tắc về thời gian: để bé có thể hợp tác tốt nhất thì mẹ nên chọn thời gian ăn dặm xa với các cữ bú hàng ngày của bé. Bời vì lúc đó lượng sữa đã được tiêu hóa bé đang cảm giác đói vào them ăn. Chắc chắn khả năng hợp tác của bé sẽ tốt hơn.

Nguyên tắc về lượng : bữa đầu chỉ là tập ăn vì vậy mẹ nên tuần thủ nguyên tắc về lượng chỉ cho bé ăn một lượng nhỏ là 5ml bột ăn dặm tương ứng với khoảng 2-3 thìa café. Số bữa ăn là 1 bữa / ngày. Sau khi bé đã hợp tác và quen dần với lượng thức ăn đâu tiên thì tùy vào khả năng của bé mẹ có thể tăng lên.

Nguyên tắc về thực đơn: điều đầu tiên cấm kị trong thực đơn ăn dăm của bé là bột quá đặc vì lúc này bé mời chỉ tập ăn chưa quen nên có thể sẽ bị sặc thức ăn dẫn tới nguy hiểm cho bé.

Chắc hẳn để bước vào thời kì ăn dặm cùng bé yêu mẹ đã phải chuẩn bị rất nhiều và tìm hiểu rất kỹ về vấn đề dinh dưỡng cũng như thực đơn cho bé yêu rồi phải không? Mẹ đã lên lịch được nhưng thực đơn nào rồi? hãy cùng nhau chia sẻ nhé!

Dinh dưỡng lần đầu cho trẻ ăn dặm
Dinh dưỡng lần đầu cho trẻ ăn dặm

Như đã nói giai đoạn này bé vẫn được cung cấp đầy đủ chất dinh dương từ sữa vậy nên mẹ không cần quá chú trọng về lượng, Mới đầu mẹ chỉ nên tập cho bé ăn tinh bột, sau đó tăng dẫn lượng tinh bột rồi tiếp đó ăn thêm các thực phẩm có chưa các vitamin (rau,củ,quả..) và chất đạm (thịt, cá…).

Một số thức ăn dặm gợi ý cho thực đơn của bé như:

  • Tinh bột: bao gồm gạo, bánh mỳ , khoai tây khoai lang …. Tất cả nguyên liệu trên để làm dưới dạng xay nhuyễn.
  • Vitamin : là các loại rau củ quả như cà rôt, cà chua, các loại rau xanh, các loại hoa quả (táo, cam…)
  • Chất đạm : Thịt gà, cá …

Cháo gạo nấu loãng

Nguyên liệu: gạo , nước

Cháo gạo nấu loãng cho trẻ ăn dặm
Cháo gạo nấu loãng cho trẻ ăn dặm

Cách làm:

  • Bước 1: cho gạo và nước theo tỉ lệ 1:10 ( 1 thìa gạo- 10 thìa nước)
  • Bước 2 : cháo chin, bỏ cháo qua rây để rây nhuyễn cháo, khi nhìn thấy cháo loãng mịn là có thể cho bé ăn được.

Cháo bí đỏ

Nguyên liệu: gạo, nước, bí đỏ

Cháo bí đỏ cho trẻ lần đầu ăn dặm
Cháo bí đỏ cho trẻ lần đầu ăn dặm

Cách làm:

  • Bước 1: Cho gạo và nước theo tỉ lệ 1:10 ( 1 thìa gạo- 10 thìa nước)
  • Bước 2: bí đỏ gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch sau đó hấp hoặc luộc chin.
  • Bước 3 : rây mịn cháo và bí đỏ qua lưới rây.
  • Bước 4 : pha bí đỏ với một chút nược sôi để tạo thành hỗn hợp loãng, có thể cho bé ăn riêng hoặc trộn lẫn với nhau rồi cho bé ăn.

Chuẩn bị chỗ ngồi cho bé : mẹ hãy chọn cho bé một không gian thoải mai để vào cuộc nhé, cho bé ngồi ngay ngắn trên ghê, đảm bảo vị trí ngồi và tư thế của bé được an toàn.

Cách cho bé ăn dặm : Tưởng chừng là đơn giản nhưng không hề đơn giản đâu nhé, bời vì giai đoạn này rất nhiều bé chưa mọc răng, con lưỡi hoạt động chỉ có thể là đẩy ra đẩy vào dẫn tới khi mẹ đút thức ăn sẽ làm đẩy thức ăn ra ngoài mà không ngậm nuốt như mình. Mẹ pải làm sao? đừng lo lắng quá nhé việc này sẽ sớm được cải thiện khi bé biết mím môi và nuốt tốt hơn nhé.

Chắc chắn các mẹ sẽ gặp phải các vấn đề không mong muốn trong lần đầu bé ăn dặm, hãy note lại để khỏi bỡ ngỡ các mẹ nhé.

Bé không chịu hợp tác: bé sẽ có những hành động không chịu hợp tác để ăn, như phun bỏ thức ăn, dùng tay gạt bỏ hoặc liếm láp xung quanh miệng. nếu bé không hợp tác mẹ nên dừng lại và chờ đến bữa ăn tiếp theo.

Bé bị nghẹn hoặc sặc : việc này chắc chắn sẽ xảy ra khi lần đầu bé ăn dặm. Lúc này mẹ phải làm gì? Mẹ hãy ngừ việc ăn lại kiểm tra tình trạng bột xem đã đủ loãng hay chưa? Đồng thời giảm tốc độ ăn cho bé từ từ và cho bé uông thêm nước nếu cần.

Bé bị nôn chớ : rất nhiều lý do khiến bé nôn chớ nhưng dù là gì thì mẹ lên dừng lại, vệ sinh cho bé và chờ đợi tới bữa ăn sau cùng bé.

Bé có thể sẽ đi lỏng sau lần đầu ăn dặm: điều này xảy ra với đa số các bé khi lần đầu ăn dặm, vì lúc này hệ tiêu hóa của bé chưa sẵn sàng cho vệc đón nhận thực phẩm mới. mẹ đừng lo lắng hãy theo dõi bé trong 3 ngày tới nếu bé vẫn bị thì mẹ hay thay đổi thức ăn có thể bé không hợp với nó.

4.3/5 - (7 votes)

Leave a Reply