Trẻ 2-6 tuổi là thời điểm thích hợp để bé phát triển trí tuệ tốt nhất, thế nhưng trẻ còn quá bé để có thể tập trung ngồi học với sách vở, vậy thay bằng việc ép trẻ ngồi học với sách vở thì bố mẹ có thể tổ chức các trò chơi trí tuệ cho bé, giúp bé vừa chơi vừa học một cách thoải mái nhất.
- Đọc ngay: Sách hay cho bé 2-6 tuổi
- Đọc ngay: Review Khóa học Toán Finger Math
- Đọc ngay : Review khóa học Toán Soroban
- Đọc thêm: Sữa tăng cân cho bé loại nào tốt
- Đọc thêm: Sữa tăng chiều cao cho bé loại nào tốt
- Đọc thêm: Sữa thông minh cho bé loại nào tốt
Dưới đây là những gợi ý các trò chơi vưa học vừa chơi tại nhà phát triển cho bé từ 2-6 tuổi cha mẹ có thể tham khảo áp dụng.
Trò chơi trí nhớ
Chúng ta cần chuẩn bị:
- Hãy chuẩn bị khoảng 10 vật dụng trở lên có thể là bút, thước, cốc, thìa … bất kể cái gì bạn có thể sự dụng được trong nhà.
- 1 chiếc khay đựng
- 1 chiếc khăn
Cách chơi:
Hãy đặt 5-10 vật dụng đã chọn để trên khay, số lượng đồ vật phụ thuộc vào từng độ tuổi khác nhau. Sau đó bạn cho bé quan sát trước 1 lần rồi lấy khăn phủ kín hết các đồ vật, yêu cầu bé nhớ và đọc lại các đồ vật có trong khay hoặc có thể ghi ra đối với bé lớn hơn trong thời gian 2 phút.
Bé học được gì?
Đây là trò chơi rất hay vì nó có thể xây dựng kỹ năng cho trẻ, đặc biết đồ sử dụng không quá khó tìm có thể sử dụng bất kỳ thừ gì có trong nhà. Trò chơi sẽ giúp bé có khả năng quan sát, khả năng ghi nhớ, đối với bé 5-6 tuổi giúp bé có thêm khả năng viết.
Làm thân tượng âm nhạc
Chúng ta cần chuẩn bị :
- Hãy chuẩn bị những bản nhạc mà bé yêu thích
- Nên có 1 thiết bị loa hay míc thì càng tốt
- Không gian đủ rộng cho bé hoạt động
Cách chơi :
Rất đơn giản thôi mẹ hay chọn giúp con 1 bản nhạc mà mình yêu thích, sau đó để bé thỏa sức nhún nhảy với những bản nhạc mình chọn, và mẹ sẽ tự động tắt bản nhạc đó đi bất kỳ lúc nào, khi tiếng nhạc tắt đi thì bé phải dừng lại và giữ nguyên trạng thái đang đứng 🙂 nếu bé nào nhúc nhíc có nghĩa là bé đã thua.
Bé học được gì?
Đây là trò chơi mà giúp bé tiêu hao được năng lượng dư thừa trong mua dịch, rất tốt cho sức khỏe cũng như vận động của trẻ. Hơn thế nữa trò chơi còn giúp trẻ thể hiện bản thân nhảy múa, phát triển kỹ năng nghe cho trẻ, sự chủ động phải dừng một cách đột ngột giúp trẻ rén luyện sự chủ động, nhận thực tốt các khẩu hiệu.
Tam sao thất bản(truyền tin)
Chúng ta cần chuẩn bị :
- Hãy chọn 1 căn phòng có không gian thoáng và yên tĩnh
- Trò chơi áp dụng với bé đã biết nói (2-6 tuổi)
- Số lượng bé ít nhất là 3 bé, và càng nhiều bé chơi càng tốt.
Cách chơi :
Trò chơi này chơi theo nhóm cũng khá đơn giản và thú vị cho bé, Bạn hay xếp bé ngồi vòng tròn.
Bé thứ nhất sẽ nghĩ ra một câu đơn giản nào đó, sau đó sẽ nói thì thầm vào tai bé thứ hai, không được để cho bé thứ ba nghe được. Sau đó bé thứ hai sẽ nói cho người thứ 3 nghe và bé thứ ba sẽ đọc to câu đó lên, xem xem câu nói đó đã được thay đổi như thế nào.
Bé học được gì?
Trò chơi này đơn giản, không cần dụng cụ để chơi tuy nhiên cần yêu câu với trẻ phải biết nói, qua trò chơi bé sẽ học được khả năng nghe, nói thầm và ghi nhớ truyền đạt lại thông tin cho người khác.
Vẻ bằng chỉ
Chúng ta cần chuẩn bị :
- Chuẩn bị các sợi chỉ có độ dài khác nhau
- Màu nước, khay đựng màu
- Giấy A4, A3 tùy loại
- Gạp dề
Cách chơi :
Mẹ giúp con đổ màu ra khay, với các màu con chọn, dán giấy vẽ cố định trên bàn trách bị xô giấy. Sau đó sử dụng chỉ nhúng vào màu nước và vạch lên giấy. Mẹ dậy bé sử dụng các hiệu ứng như kéo lê sợi chỉ, búng, xoay hay chấm lên giấy. Hoặc có thể để cho bé tự sáng tạo làm bất kể hiệu ứng nào để cho ra được hình ảnh khác nhau.
Bé học được gì?
Đây là trò chơi hay để giúp trẻ có thể rèn luyện được kỹ năng của bàn tay, bé học được nguyên nhân và kết quả. Nếu bé kéo thì được hình như thế nào, bé xoay thì hình tạo ra sẽ như thế nào….
giúp bé học được sự kiên nhẫn tự chủ, đồng thời cũng gián tiếp giúp bé trong việc rèn luyện kỹ năng viết của bé sau này.
Bản nhạc với xoong nồi
Chúng ta cần chuẩn bị :
- Đơn giản chỉ là xoong, nồi, vung, chào, thìa muỗng … dụng cụ trong nhà có thể sử dụng tạo ra âm thanh được 🙂
- Số bé chơi thì nên chơi từ 2 bé trở nên sẽ hào hứng hơn
Cách chơi :
Bố mẹ hay chia các loại ra sau đó để mỗi bé đảm nhiệm 1 tới 3 đồ vật, sau đó sử dụng đũa, muỗng hay sự dụng tay để gõ vào những đồ vật cho phát ra âm thanh khác nhau.
Cho bé tạo ra âm thanh đơn dần dần giúp các bé tạo ra hợp âm từ các đồ vật khác nhau. Khi mới sẽ chưa cho được âm thanh đồng điệu nhưng khi quen tay rồi sẽ phát hiện ra được những âm thanh rất hay.
Bé học được gì?
Trò chơi này khá hay giúp trẻ có thể học được rất nhiều kỹ năng như : kỹ năng lắng nghe, sắp xếp thứ tự để có được bản nhạc hay, phân biệt các âm thanh tạo ra từ các đồ vật khác nhau, giúp bé khơi nguồn hứng thú với âm nhạc.
Lời kết
Trên đây là một số gợi ý về các trò chơi đơn giản giúp bé phát triển được các kỹ năng của mình. Những trò chơi hữu ích có thể giúp trẻ rời xa điện thoại tivi mỗi ngày vậy nên bố mẹ hay giúp con có được những giờ phút chơi vui vẻ, chơi mà học.
Rất mong bài viết hữu ích cho các mẹ!
Xin chào tất cả các bạn và đặc biệt thân chào hội các chị em làm mẹ. Mình là Nguyễn Lương người đứng đằng sau blog Babauviet.com, hiện tại mình cũng làm mẹ của 2 cô công chúa bé bỏng. Blog của mình được tạo lập lên để chia sẻ kinh nghiệm làm mẹ, kinh nghiệm nuôi con cũng như nhưng chia sẻ về cách lựa chọn sản phẩm tốt cho mẹ và con yêu của mình. Rất vui được chia sẻ cùng mọi người!