Chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con cái không cần đòi roi vẫn hiệu quả

Kinh nghiệm dạy con không cần đòn roi vẫn hiệu quả

Bạn đã từng stress khi dậy con hay chưa ? bạn đã từng cáu gắt la mắng con nhưng lúc con không nghe lời? Bạn đã từng phải cầm roi đánh con mà chúng vẫn không chịu nghe theo bạn ? Hay con có thái độ cáu giận, ăn vạ khi bị mẹ quát mắng.

Cha mẹ luôn mong muốn mang đến cho con điều tốt đẹp nhất thế nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi rằng phương pháp của mình dậy con đã đúng hay chưa ? Nếu bạn đã từng bị dơi vào trạng thái này thì xin hãy theo dõi tiếp bài viết của mình dưới đây. Bởi nó là bài viết dành cho bạn nó sẽ ít nhiều giúp bạn xử lý được vấn đề này.

Tất cả mọi vấn đề xảy ra đều có nguyên nhân của nó, vậy nếu muốn giải quyết gỡ bỏ vấn đề đó bạn phải tìm được đâu là nguyên nhân. Bạn nói trẻ không nghe lời vậy bạn cần phải tìm được nguyên nhân ” Tại sao khiến trẻ không nghe lời ? “

Vấn đề khiến trẻ không nghe lời bạn rất nhiều nguyên nhân gây ra, Có thể không phải là trẻ bướng bỉnh mà có thể lại có lý do khách quan nào đó. Cha mẹ cần hiểu rõ được nguyên nhân dẫn tới việc trẻ không nghe lời mới có thể giải quyết được vấn đề.

tai sao tre khong nghe loi
Tại sao trẻ không nghe lời? có nên đòn roi không?

Một số lý do khiến trẻ không nghe lời bạn như sau:

Trường hợp này có thể xảy ra là do lúc bạn yêu cầu bé làm gì đó nhưng bé đang mải mê với vấn đề khác mà không chú ý tới câu hỏi của bạn, cũng có thể cha mẹ yêu cầu trẻ làm những việc mà trẻ chưa được học được biết dẫn tới trẻ trì hoãn và không làm theo yêu cầu của bạn.

Hãy xử lý bằng cách nhắc lại câu hỏi cho bé, hoặc nhấn mạnh câu hỏi nếu trước hợp đó bé vẫn không có phản ứng với yêu cầu của bạn, và việc này lặp lại nhiều lần thì đây lại là nguyên nhân khác. Bạn có thể đem trẻ tới bác sĩ để kiểm tra thính lực cho trẻ.

Với trẻ ở bất kể độ tuổi nào đều có xu hướng độc lập muốn tự quyết định mọi việc của mình chứ không phải trẻ ương bướng.

Nếu trẻ 1 tuổi thể hiện sự quyết định không ăn bằng việc lắc đầu, hay khóc thì trẻ 2 tuổi quyết định bằng việc nói “không” còn trẻ lờn hơn thì lại có những cách để thể hiện khác nhau như bỏ qua yêu câu của bố mẹ, làm trái ngược lại yêu cầu bố mẹ bảo bé làm ” Mình dùng nơ buộc tóc đỏ này nhé ? – Không, con buộc nơ hồng cơ, nơ hồng đẹp hơn “

Đây cũng là một lý do khá lớn dẫn tới việc trẻ không nghe lời cha mẹ. Phần lớn cha mẹ luôn nghĩ rằng trẻ con không biết gì và thường bỏ qua tất cả những gì trẻ làm dù là đúng hay sai, hoặc đáp ứng toàn bộ các yêu cầu mà trẻ muốn ngay cả yêu cầu vô lý, ngang ngược. Điều này tạo cho trẻ một thói quen xấu dẫn tới việc hình thành tính cách sau này ngang bướng, không nghe lời người khác ngày cả cha mẹ.

Phương pháp này được truyền lại từ thời cha ông ta đã có câu ” yêu cho roi cho vọt ghẹt cho ngọt cho bùi” thế nhưng với cuộc sống hiện tại theo khoa học thì những trận đòn với trẻ không những không khiến trẻ thay đổi mà hậu quả còn gây đau đớn về cả thể xác kèm theo hệ lụy nghiêm trọng về tinh thần cho trẻ.

Những trận đòn đâu chỉ làm tăng thêm cảm giác căm ghét cha mẹ. Lâu dần, cảm giác này sẽ là khoảng cách ngăn tình cảm của cha mẹ và con cái. Ngoài ra, những trận đòn liên tục còn làm trẻ phát sinh phản kháng, thái độ lì lợn hơn mà thôi.

Cuộc sống hiện tại có rất nhiều gia đình chọn cách bố mẹ đặt đâu con ngồi đó. Bởi họ nghĩ rằng trẻ còn quá bé để có thể quyết định mọi thứ của mình, vì vậy họ đã chọn cách lựa chọn thay cho con. Họ luôn áp đặt bắt con đi theo khuôn khổ của mình đặt ra mà chưa bao giờ từng nghĩ, từng hỏi xem con mình muốn gì ? ước mơ như thế nào?

Lâu dân, trạng thái bị áp đặt dẫn tới trẻ có biểu hiện buông xuôi tất cả, có thể là lý do lớn dẫn tới việc trẻ ngang bướng và hình thành sự phản kháng không chịu nghe lời bạn.


Khi bạn đã có thể xác nhận được nguyên nhân dẫn tới trẻ không nghe lời thì từ đó có thể tìm một hướng đi xử lý cho nguyên nhân đó. Dưới đây là một số chia sẻ về cách để nói trẻ nghe lời bạn mà không cần bạn phải cáu gắt, la mắng hay dùng bạo lực với trẻ.

Đúng vậy, trẻ không nghe lời bạn là vì trẻ muộn chứng tỏ khả năng độc lập, khả năng tự quyết định của mình. Vậy để giải quyết vấn đề này bạn hay chọn cách làm bạn với trẻ để có thể hiểu trẻ hơn. Giúp trẻ cảm nhận được sự an toàn gần giũ yêu thương của mẹ đối với mình, khi đó trẻ sẽ hiểu được rằng nhưng điều mẹ nói với mình, làm cho mình là tốt nhất.

Việc bố mẹ nuông chiều trẻ là một lý do dẫn tới việc trẻ hình thành tính cách ngang bướng, không nghe lời bố mẹ hoặc người lớn. Vậy nên để xử lý vấn đề này thì bố mẹ hãy tạo cho con một giới hạn, đặt ra quy tắc chung cho cả gia đình. Lấy bố mẹ làm gương cho con cái.

Khi vượt qua giới hạn và quy tắc chung đạt ra thì tất cả đều bị xử lý theo hình phạt tương ứng đặt ra từ trước. Kể cả bố mẹ sai quy tắc cũng phải chịu hình phại giống con cái, như vậy thì quy tắc mới có hiệu lực. Song song với việc phạt thì luôn có quy tắc thưởng, như vậy mới khơi gợi được sự hứng thú cố gắng của con.

Hãy tạo ra 1 thang điểm để tích mỗi ngày, với việc tốt sẽ được thưởng, còn việc chưa tốt sẽ bị trừ điểm ( số điểm sẽ tích lũy để đổi món quà mà trẻ thích, hoặc sử dụng cho mong muốn riêng của mỗi người)

….. Và hãy cùng áp dụng tạo ra các quy tắc chung đặt ra trong gia đình để có thể rèn luyện tính cách tốt cho con, bố mẹ không cần cáu gắt hay dùng bạo lực với con mà con vẫn nghe lời.

Nguyên nhân gây ra việc con trẻ ngang bướng và không nghe lời là vì bố mẹ đã chọn cách giáo dục trẻ không đúng cách. Bạo lực chưa bao giờ là hiệu quả đối với trẻ nó chỉ có tác dụng lúc đầu làm trẻ đau về thể xác và nghe theo một cách cưỡng ép, lâu dần thì sẽ ảnh hưởng sâu về mặt tâm lý của trẻ.

Vì vậy, bố mẹ cần phải biết cách từ chối “BẠO LỰC” trong quá trình nuôi dậy con, như vậy bố mẹ cũng không phải stress về nhưng tiếng la khóc của con khi bị đòn roi bạo lực của cha mẹ, thay vào đó là sự gắn kết gần gũi hơn với con, để hiểu con.

Thay bằng việc luôn luôn áp đặt trẻ theo ý của mình thì bố mẹ hãy trao quyền cho trẻ để trẻ có cơ hội để tự mình quyết định một số vấn đề riêng trong giới hạn cho phép.

Thay bằng việc bảo trẻ “Sáng hôm nay ăn cơm nhé con? “- Thì bố mẹ hay nói rằng ” Bữa sáng nay có cơm, mỳ và cháo con ăn món nào ?” Khi ấy trẻ có quyền lựa chọn cho mình một món ăn yêu thích, đã là sự lựa chon yêu thích thì trẻ sẽ tự động ăn hết mà không cần mẹ la mắng hay thúc giục trẻ ăn.

Đọc tới đây mong rằng bài viết phần nào giúp bạn có thể nhìn được hướng đi tích cực hơn trong việc nuôi dạy con không cần đòn roi mà con vẫn ngoan ngoãn nghe lời. Đây cũng chỉ là một vài kinh nghiệm được rút ra từ bản thân mình kèm theo sự tìm hiểu về cách nuôi dạy con, bài viết có thể chưa được nhìn nhận sâu về các khía cạnh.

Mong rằng bạn đọc có nhiều kinh nghiệm hay hãy để lại phần comment cho các mẹ khác cùng tham khảo. các bạn hãy đừng quên ghé thăm blog mỗi ngày để cùng chia sẻ nhưng kinh nghiệm hay ^^

5/5 - (1 vote)

Leave a Reply