Sinh ra một đứa trẻ đã khó nhưng dạy dỗ chúng con khó hơn nhiều vì vậy mà không ít các vấn đề phát sinh trong việc dậy con của bố mẹ được chia sẻ. Một trong số đó là việc trẻ có thái độ hỗn với bố mẹ đây là vấn đề khá nghiêm trọng vì vấn đề này ảnh hưởng tới việc quyết định tính cách của trẻ sau này. Vậy trẻ hỗn là vì sao? bố mẹ cần làm gì? Hãy cùng theo dõi bài viết chia sẻ dưới đây.
- Đọc thêm: Review khóa học kỷ luật không nước mắt
- Đọc thêm: Review sách Nghệ thuật trách mắng trẻ
- Đọc thêm: Review sách Nuôi dạy bé gái 0-6 tuổi
Những nguyên nhân khiên trẻ hỗn láo
Trẻ con có thể sẽ sử dụng những từ ngữ hỗn với bố mẹ trong trường hợp con không được ưng ý điều gì đó theo ý mình. Trẻ còn bé chưa hiểu được vấn đề về câu nói đó nên có thể trẻ tự nhiên nói mà vô tình không hiểu được điều mình nó là sai hay đúng. Vì vậy khi còn bé mà bạn không uốn nắn trẻ mà bỏ qua cho trẻ thì rất dễ khiến trẻ hiểu nhầm rằng mình được phép nói những điều như vậy và sẽ muộn để bạn rèn trẻ sau này.
Để rèn nắn được trẻ bạn cần tìm hiểu xem nguyên nhân của việc trẻ hỗn với bố mẹ là vì sao? Thường có một số trường hợp dẫn tới việc trẻ hỗn láo như sau:
Bố mẹ hay trách mắng con
Có lẽ không xa lạ với những việc bố mẹ la mắng con khi trẻ làm sai, bởi bố mẹ không kiềm chế được cảm xúc của mình nhưng lúc trẻ làm sai vì vậy việc xử lý luôn là sự nóng giận và xả rác vào trẻ. Điều đó không những làm trẻ nhận ra được sự sai trái của mình mà chỉ khiến trẻ lì lợn hơn, bướng hơn và lâu dần trẻ sẽ có thái độ phản kháng đó cũng là một phần lý do khiến trẻ hỗn lại với bố mẹ.
Bố mẹ nuông chiều con quá mức
Nếu ngày từ nhỏ khi bố mẹ phát hiện được sự sai trái trong tình cách của trẻ, nhưng nghĩ rằng con còn bé và không uốn nắn trẻ ngày từ ban đầu, thì rất dễ dẫn tới tình trạng con hỗn với bố mẹ. Bởi trẻ sẽ nghĩ rằng điều trẻ làm là được phép của bố mẹ, không có ai phản đối, trẻ sẽ được nước mà lấn tới bướng bỉnh hỗn với mọi người.
Để con chứng kiến những cuộc cãi nhau của bố mẹ
Môi trường là một phần tác động lên tính cách của trẻ, vì vậy chọn phương pháp nuôi con tốt nhưng ở trong môi trường không tốt thì trẻ phát triển sẽ không được lành mạnh. Nếu trẻ sống trong một gia đình mà môi trường hằng ngày luôn là những cuộc cãi vã thì ít nhiều sẽ hình thành tính cách tâm lí của trẻ.
Học theo bạn bè
Việc để trẻ tiếp xúc với bạn bè có tính cách hỗn láo thì ít nhiều cũng gây ảnh hưởng tới trẻ, vì vậy môi trường học tập vui chơi của con bố mẹ cũng lên để ý để can thiệp sớm giúp trẻ hiểu được đúng sai.
Bố mẹ cần làm gì để xử lý việc trẻ hỗn láo
Luôn giữ thái độ bình tĩnh
Khi trẻ có thái độ hỗn láo với bố mẹ hay người lớn bố mẹ hãy giữ bình tính quan sát thái độ của con để xử lý. Tránh nóng vội mà quát nạt con hoặc nếu không kiềm chế được bố mẹ rất dễ có thể sử dụng bạo lực với con.
Mất bình tĩnh gây bạo lực không những làm cho trẻ hiểu ra vấn đề mà chỉ làm cho cuộc bộ thêm căng thẳng hơn vì khi bị đau về thể xác có thể còn làm cho con gây ra những hành vi quá chuẩn mực hơn nữa.
Trao đổi tìm hiểu lý do khiến con hỗn với bố mẹ
Sau khi giữ được bình tĩnh cho mình đủ để đối mặt nói chuyện với con một lần nữa, bố mẹ hay lại gần con, nhẹ nhàng trao đổi nói chuyện với con để hiểu con. Bởi khi tìm hiểu được nguyên nhân của vấn đề thì mới có thể xử lý được vấn đề đó.
Hãy đặt câu hỏi với con – Tại sao con lại hỗn với bố mẹ như vậy? – Lý do gì khiến con làm điều đó? – Hay do bố mẹ đã làm gì không đúng?
Xử lý vấn đề sai trái của con
Sau khi nhận được câu trả lời từ con thì bố mẹ hay phân tích giải thích cho con về việc con sử dụng những từ ngữ đó là xấu như thế nào, hay hành động của con với bố mẹ là sai ở đâu và đưa ra hình phạt cho con để còn biết được khi làm sai mình phải chịu trách nhiệm với những sai trái mình gây ra.
Tiếp theo bố mẹ hãy đặt câu hỏi cho con rằng “- Vậy con thấy điều con làm với bố mẹ là đúng hay sai? – đưa ra hình phạt phù hợp với trẻ – Yêu cầu con xin lỗi! “ Để con biết mình làm sai và cần phải chịu trách nhiệm với điều đó và cần phải biết xin lỗi khi làm sai.
Làm gì để trẻ tránh xa việc hỗn láo
Không được thỏa mãn yêu cầu của con vô điều kiện
Khi trẻ đòi hỏi một yêu cầu nào đó, trước khi thỏa mãn yêu cầu cho con thì bố mẹ cần xác định được lý do con yêu cầu là gì? điều đó có hợp lý hay không? Nếu là điều kiện hợp lý của trẻ thì bố mẹ có thể đáp ứng cho con. Nếu điều kiện đó là vô lý thì bố mẹ cần giải thích cho con hiểu tại sao bố mẹ không đáp ứng cho con điều đó. Để tránh trường hợp trẻ không hiểu gây bất mãn cho trẻ.
Dạy trẻ biết “Cảm ơn” và “Xin lỗi”
Trẻ nhỏ cần được sự dạy dỗ uốn nắn của bố mẹ, điều cần thiết bố mẹ nên dạy con biết thể hiện lòng biết ơn bằng cách nói lời ” Cảm ơn” khi người khác giúp đỡ mình, cho mình đồ … Và dậy trẻ thể hiện sự hỗi lỗi của mình bằng cách nói lời ” Xin lỗi” khi mình làm sai để có thể nhận được sự tha thứ của người khác.
Không phục tùng trẻ như ” Ông vua”
Con cái là của cải lớn nhất của bố mẹ, thế nhưng điều gì cũng cần phải có chuẩn mực của nó. Bố mẹ không phải lúc nào cũng có nhiêm vụ phải phục tùng tất cả các yêu cầu của trẻ. Đừng để trẻ hiểu nhầm rằng mình là đang là một ông vua và mọi người phải phục tùng mình. Vì vậy, bố mẹ phải có nguyên tắc khi dậy con và bố mẹ nên khuyến khích con để con có thể tự lập sớm.
Hãy trao quyền quyết định cho trẻ
Trong một số giới hạn nào đó, tùy từng độ tuổi khác nhau mà bố mẹ hay trao cho con được quyền để quyết định mong muốn của mình. Như vậy trẻ sẽ học được cách tự lập với cuộc sống của mình, bởi bố mẹ không thể đi theo con để quyết định cho con cả cuộc đời.
Không chịu trách nhiệm giúp trẻ
Khi con làm sai vấn đề nào đó thì việc của bố mẹ không phải là đứng ra chịu trách nhiệm cho con. Bởi nếu làm như vậy thì con cái luôn luôn nằm trong cái vỏ bọc bảo vệ của bố mẹ, khi ra ngoài con sẽ không thể vươn xa được với cuộc sống bên ngoài.
Vì vậy thay bằng việc đứng ra chịu trách nhiệm giúp con thì bố mẹ hãy là người cố vấn là điểm tựa cho con lấy sực mạnh, Hãy giúp con hiểu được mình cần làm gì trong trường hợp đó sẽ tốt hơn.
Lời kết
Sau những “vấp ngã” sẽ có sự hiện diện của “thành công” vì vậy không sợ trẻ vấp ngã mà chán nản về con mình, bới sau những vấp ngã đó là cơ hội để trẻ được học hỏi, vận động tư duy tốt hơn và nó là tiền đề để thành công.
Bố mẹ là chìa khóa giúp con thành công, là người thầy dậy con tốt nhất hãy nuôi dậy lên một người con trưởng thành. Mong rằng bài viết trên là sự chia sẻ hữu ích mà bạn đang cần!
Đừng quên để lại comment phía dưới về cảm nhận của mình xoay quanh vấn đề này cho babauviet.com và các mẹ khác cùng tham khảo nhé^^
Xin chào tất cả các bạn và đặc biệt thân chào hội các chị em làm mẹ. Mình là Nguyễn Lương người đứng đằng sau blog Babauviet.com, hiện tại mình cũng làm mẹ của 2 cô công chúa bé bỏng. Blog của mình được tạo lập lên để chia sẻ kinh nghiệm làm mẹ, kinh nghiệm nuôi con cũng như nhưng chia sẻ về cách lựa chọn sản phẩm tốt cho mẹ và con yêu của mình. Rất vui được chia sẻ cùng mọi người!